Trong phiên toàn thể vào chiều 4/11, GS Lê Quân, Giám đốc ĐHQGHN, cho biết nhiệm vụ cốt lõi và sứ mệnh của ĐHQGHN là đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thực hiện sứ mệnh cộng đồng.
Trong đào tạo, ĐH chú trọng bồi dưỡng nhân tài, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như đẩy mạnh hoạt động khoa học - công nghệ phục vụ đời sống, phát triển kinh tế - xã hội.
Để thực hiện những nhiệm vụ đó, ĐHQGHN rất cần sự đồng hành của các doanh nghiệp, tổ chức. GS Quân cho hay, doanh nghiệp cũng đặc biệt quan tâm vấn đề phát triển nguồn nhân lực.
“Doanh nghiệp rất quan tâm hợp tác để tìm ra các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng và cung ứng nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế. Thứ hai, họ có nhu cầu tư vấn để chuyển giao khoa học - công nghệ", GS Lê Quân cho biết.
Trong khi tiềm lực của ĐHQGHN về đội ngũ, nguồn nhân lực, năng lực nghiên cứu cũng mở ra cho các doanh nghiệp cơ hội hợp tác.
Theo GS Quân, ĐHQGHN là cơ quan đào tạo có nhiều năng lực và tiềm năng, với gần 5.000 cán bộ, gần 3.000 nhà khoa học (trong đó, có 600 giáo sư và phó giáo sư; gần 2.000 tiến sĩ), được Nhà nước đầu tư nhiều về điều kiện nghiên cứu và đào tạo.
“ĐHQGHN rất mong muốn trở thành không chỉ là nơi cung ứng các giải pháp công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, mà còn là nơi kết nối các doanh nghiệp, địa phương với các đơn vị đào tạo, đặc biệt là trong bài toán kết nối để chuyển giao khoa học công nghệ”, GS Quân nói.
“Bài toán hợp tác này giúp cho doanh nghiệp giảm được rất nhiều chi phí, không chỉ tìm được nguồn nhân lực mà cả bài toán đầu tư. Song, cũng giúp cho ĐHQGHN cũng như các nhà khoa học được cọ xát, phát huy thế mạnh”, GS Quân nói.
Hiện nay, do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid, nhiều cá nhân và doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn, các đối tượng lừa đảo lợi dụng điều này mời chào khách hàng cho vay online lãi suất thấp nên nhiều người đã sập bẫy. Bọn chúng liên tục thay đổi thủ đoạn và hình thức lừa đảo với cách thức ngày càng tinh vi.
Gần đây, một số khách hàng phản ánh với VietNamNet hiện tượng nhiều kẻ xưng danh là bên ứng dụng cho vay tiền online gọi điện đến đề nghị cho vay tiền ưu đãi và yêu cầu khách hàng cài app của họ. Sau đó, các đối tượng chuyển một số tiền nhỏ vào app và yêu cầu khách hàng phải thanh toán số tiền lớn hơn nếu không bọn chúng sẽ gửi tin nhắn nội dung xấu đến số điện thoại của bạn bè có trong danh bạ.
Chia sẻ với VietNamNet về vấn đề này, ông Lê Minh Hải, CEO Tienngay.vn cho hay, đã có nhiều khách hàng phản ánh bị lừa vay tiền online với thủ đoạn này. Bọn chúng dụ khách hàng cài app vay tiền online để đươc vay ưu đãi với điều kiện dễ dàng. Người vay phải khai thông tin theo yêu cầu trên app. Ngay sau khi khách hàng sử dụng smartphone click vào link hoặc cài đặt app thì có thể phần mềm gán mã độc sẽ truy cập và tự khai thác dữ liệu trong điện thoại mà khách hàng không thể kiểm soát.
"Một tuần trước hai vợ chồng anh Nguyễn Đức Sơn trú tại Hưng Yên bị App FR lừa đảo vay tiền. Các đối tượng dụ cài app có chứa mã độc sau đó chúng chuyển vào tài khoản 3 triệu đồng, nhưng sau đó đòi khách hàng phải trả 4 triệu đồng. Nếu không trả, các đối tượng sẽ nhắn tin đến số điện thoại trong danh bạ khách hàng. Chúng tôi đã hỗ trợ những khách hàng này về mặt pháp lý để họ làm việc với cơ quan chức năng", ông Lê Minh Hải nói.
Phân tích thêm về thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo vay tiền online, ông Trần Việt Vĩnh, CEO của Fiin Credit cho hay, điểm mấu chốt là dụ khách hàng cài app của bọn chúng để làm thủ tục cho vay tiền online. Các app đã được cài mã độc để đánh cắp dữ liệu trong smartphone của khách hàng như danh bạ điện thoại và có thể là những nội dung nhạy cảm khác… Từ đó, các đối tượng ép khách hàng phải trả số tiền lớn hơn nhiều so với khoản vay mà bọn chúng chuyển vào tài khoản cho khách hàng. Nếu không làm theo yêu cầu, các đối tượng sẽ nhắn tin với nội dung xấu cho những người thân, bạn bè của nạn nhân.
"Việc cài mã độc để đánh cắp dữ liệu trong smartphone, ép khách hàng trả số tiền theo yêu cầu của các đối tượng lừa đảo là vấn đề rất nghiêm trọng. Vì vậy, khách hàng phải nâng cao cảnh giác trước những thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi của tội phạm mạng. Bên cạnh đó, cần sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông cảnh báo sớm cho người dùng để phòng tránh được các thủ đoạn lừa đảo đó ", ông Trần Việt Vĩnh nói.
Thái Khang
Gần đây, đang có hiện tượng các đối tượng lừa đảo lợi dụng tình hình doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid để mời vay tiền oline sau đó yêu cầu nộp phí bảo hiểm tiền vay và chiếm đoạt số tiền này.
" alt=""/>Lừa đảo cho vay online cài mã độc để moi tiền khách hàngGiới tính nam áp đảo
Số lượng ứng viên đạt chuẩn giáo sư có giới tính là nam chiếm đa số.
Trong 85 giáo sư năm 2017 chỉ có 8 người là nữ, chiếm tỷ lệ 9,4%; 77 người còn lại là nam, chiếm tỷ lệ 90,6%.
![]() |
Tỷ lệ giới tính ứng viên đạt chuẩn giáo sư năm 2017 |
Ngành có số người đạt chuẩn giáo sư cao nhất
Ngành Y học có số người đạt chuẩn giáo sư cao nhất.
Trong 85 giáo sư, có 20 người công tác trong ngành Y học. Phân nửa số người trong ngành này công tác tại các trường ĐH, học viện, còn lại công tác tại các bệnh viện. Người đứng đầu ngành y tế Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đạt chuẩn giáo sư trong đợt này.
Số người đạt chuẩn giáo sư trong lực lượng vũ trang chỉ có 4 người, trong đó khối công an có 3 người, quân đội có 1 người.
Cụ thể, số người đạt chuẩn giáo sư trong các ngành trong các ngành như sau:
1: Y học, dược học: 20 người
2: : Thủy sản, chăn nuôi, thú y, nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp: 16 người
3. Toán, Vật lý, luyện kim, giao thông vận tải, mỏ, khoa học trái đất, cơ học, động lực học: 14
4. Triết học, chính trị học, xã hội học, luật học, giáo dục học, văn học, ngôn ngữ: 9 người
5. Sinh học, Công nghệ thực phẩm, Hóa học: 9 người
6. Khoa học an ninh, quân sự: 4 người
7. Xây dựng- kiến trúc: 4 người
8. Văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao: 4 người
9. Sử học, khảo cổ học: 4 người
10. Kinh tế: 1 người
![]() |
Cơ cấu ngành đạt chuẩn giáo sư 2017 |
Trung bình tuổi giáo sư từ 56-66 chiếm đa số
Độ tuổi trung bình của ứng viên đạt chuẩn giáo sư nằm trong khoảng từ 56 tuổi đến 66 tuổi chiếm nhiều nhất. Người đạt chuẩn giáo sư trẻ nhất năm 2017 là 36 tuổi. Người đạt chuẩn giáo sư lớn tuổi nhất là 75 tuổi.
Tuổi từ 36-45 (sinh 1982-1973): 8 người
Tuổi từ 46- 55 (sinh từ 1972-1963): 24 người
Tuổi từ 56- 66 (sinh tư 1962-1952): 48 người
Tuổi từ 67- 75 (sinh từ 1951-1943): 5 người
![]() |
Cơ cấu độ tuổi ứng viên đạt chuẩn giáo sư năm 2017 |
Cơ sở đại học có nhiều ứng viên đạt chuẩn nhất
ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM là hai đơn vị có số người đạt chuẩn giáo sư nhiều nhất với 5 người.
Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có 4 người đạt chuẩn GS.
Nhiều trường đại học cũng có 3 cá nhân đạt chuẩn giáo sư như Học viện Cảnh sát Nhân dân, Học viện Nông nghiệp Việt Nam , Trường ĐH Thủy lợi, Trường ĐH Xây Dựng, Trường ĐH Y Hà Nội.
Cơ quan có ứng viên đạt chuẩn nhiều nhất là Bộ Y tế.
Người duy nhất đạt chuẩn giáo sư ngành Kinh tế là ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, sinh năm 1974.
Lê Huyền
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đạt chuẩn giáo sư năm 2017 - theo danh sách công bố những người đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư do Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước công bố.
" alt=""/>Ngành nào có nhiều giáo sư nhất năm 2017?